Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời dành cho trẻ nhỏ, tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho trẻ, mẹ không nên cho con bú trong những trường hợp này
Sữa mẹ rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hầu hết trường hợp, các chuyên gia khuyên nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu giúp trẻ phát triển được toàn diện và phòng chống được nhiều bệnh tật.
Tuy nhiên những trường hợp dưới đây mẹ không thể cho con bú.
Mẹ bị nhiễm HIV. Các mẹ dương tính với HIV không nên cho con bú vì HIV có trong sữa mẹ và có thể truyền sang con khi cho bú. Vì vậy, phụ nữ nhiễm HIV nên nuôi con bằng sữa thay thế. Theo các chuyên gia, hiện nay thức ăn thay thế sữa mẹ hiệu quả là sữa bột; không được thay thế sữa mẹ bằng nước hoa quả, nước đường hoặc cháo hay bột.
Phụ nữ nhiễm HIV chỉ nên chọn một cách nuôi con, hoặc là bú sữa mẹ hoặc là ăn sữa ngoài hoàn toàn. Tuyệt đối không nên cho trẻ vừa bú mẹ vừa ăn sữa ngoài thay thế, vì trẻ sẽ càng có nguy cơ nhiễm HIV cao, thậm chí cao hơn là nếu trẻ chỉ bú mẹ.
Trong trường hợp trẻ bị dị ứng với sữa bột, lúc đó mẹ bắt buộc phải cho con bú. Tuy nhiên, mẹ cần phải vệ sinh đầu vú sạch sẽ, thường xuyên và cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ mà không dùng sữa thay thế hay bất cứ thức ăn, nước uống nào khác. Đặc biệt, cần ngừng cho trẻ bú càng sớm càng tốt, muộn nhất là khi trẻ 6 tháng tuổi và phải thường xuyên cho trẻ đến các trung tâm y tế để theo dõi và xét nghiệm.
Mẹ bị bệnh lao phổi. Những người mẹ bị lao phổi, nhất là trong thời kỳ bệnh phát triển, nên kiêng hẳn sữa mẹ, và không nên trông, chăm sóc trẻ. Nếu mẹ không kiêng cẩn thận sẽ có hại cho sức khỏe của con và khiến bản thân người mẹ suy kiệt sức khỏe. Trường hợp không cho con bú được, mẹ nên cho trẻ ăn tạm sữa ngoài, cháo sữa, bột sữa… chờ cho mẹ khỏi mới cho bú trở lại.
Mẹ mắc bệnh tiểu đường. Khi mẹ bị mắc bệnh tiểu đường cần tới gặp bác sĩ để chẩn đoán và xin lời khuyên của bác sĩ là có nên cho con bú hay không. Thông thường thì mẹ bị mắc bệnh này vẫn có thể cho con bú, tuy nhiên phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi thích hợp. Mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, tránh ăn đồ ngọt để ngăn ngừa lượng đường trong máu.
Mẹ đang điều trị i-ốt phóng xạ. Khi mẹ đang điều trị i-ốt phóng xạ, rất có thể i-ốt sẽ nhiễm vào sữa gây tổn hại tới chức năng tuyến giáp của bé. Bởi vậy, sau khi đã điều trị xong, người mẹ nên đi kiểm tra mức độ chất phóng xạ có trong sữa mẹ, nếu mức độ đó không gây ảnh hưởng thì mới tiếp tục cho con bú.
Mẹ bị ung thư. Các bà mẹ bị ung thư đang phải xử dụng thuốc điều trị cũng không thể cho con bú. Thuốc điều trị ung thư cản trở phân chia tế bào gây tổn hại nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ nếu truyền qua sữa mẹ.
Thông tin hữu ích
Máy hút sữa đôi Medela Swing Maxi: Giá: 4.400.000 VND
Máy hút sữa Medela cao cấp với công nghệ hút sữa thông minh, với nhiều ưu điểm vượt trội, là thương hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực máy hút sữa. Máy hút sữa Medela có thể điều chỉnh lực hút, không gây đau ngực, giúp mẹ thư giãn, đặc biệt với chất liệu siêu bền, siêu an toàn, mẹ không lo ảnh hưởng tới bé.
Bài viết cùng chủ đề: Máy hút sữa Medela có tốt không
Thông tin liên hệ
Shop Ebaby
Hồ Chí Minh: Số 8 Đường 47, P.Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
Đà Nẵng: 228/8 Nguyễn Hoàng, Đà Nẵng
Hotline: 0928.76.56.11 hoặc 0928.76.56.22