Cho con bú mẹ nên cẩn thận với các thực phẩm sau

cho con bu me nen than trong cac thuc pham sau

Khi đang cho con bú, mẹ hãy thận trọng trong việc  ăn uống, bởi thực phẩm mẹ ăn hàng ngày không những ảnh hưởng tới mẹ mà còn ảnh hưởng tới con nữa

>> Máy hút sữa Medela có tốt không

Cho con bú, mẹ nên tránh các thực phẩm sau

Lúa mì. Nếu bạn ăn một miếng sandwich hoặc đĩa mì ống trước khi cho bú sau đó khiến bé xuất hiện các triệu chứng như khóc liên tục, tỏ vẻ đau đớn, hay đi cầu ra máu, có thể lúa mì là nguyên nhân.

Để kiểm tra do dị ứng hay nhạy cảm, bạn hãy bỏ thức phẩm có lúa mì ra khỏi khẩu phần ăn từ 2-3 tuần. Nếu các triệu chứng của bé có cải thiện hoặc hoàn toàn biến mất, có thể sẽ cần phải tránh tiêu thụ thực phẩm từ lúa mì. Nếu triệu chứng của bé vẫn không cải thiện, hãy thử loại trừ những thực phẩm nghi ngờ khác từng món một để tìm ra nguyên nhân.

Bắp. Bắp cũng dễ gây dị ứng, nhưng lại rất khó xác định. Nếu khi ăn bắp mà xuất hiện các cơn đau bụng hoặc khoảng thời gian bé khóc tăng cao sau khi bạn dùng những thực phẩm làm từ bắp, có lẽ bạn cần phải kiêng món này.

Hải sản có vỏ cứng. Nếu có tiền sử bị dị ứng về thực phẩm nào đó, khả năng trẻ sơ sinh dị ứng với thực phẩm đó cũng cao và sớm hơn. Nghĩa là nếu cha của đứa trẻ bị dị ứng với hải sản có vỏ thì rất có thể mẹ sẽ phải “nhịn” loại thực phẩm này trong suốt khoảng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

Đậu phộng. Nếu bị dị ứng với thực phẩm, mẹ nên thận trọng trước khi thêm các sản phẩm làm từ đậu phộng hay các loại hạt vào khẩu phần ăn của mình.

Hãy chú ý khi ăn đậu phộng và bé có triệu chứng nhạy cảm hoặc dị ứng, như nổi mẫn đỏ, phát ban, chàm hoặc thở khò khè thì đó có thể là bị dị ứng với đậu phộng.

Đậu nành. Nhiều trẻ không dung nạp được bơ sữa cũng thể hiện triệu chứng tương tự khi bị dị ứng với đậu nành.

Nếu nghi ngờ đậu nành có thể là nguyên nhân gây rắc rối cho bé, hãy xem xét loại đậu nành mà bạn tiêu thụ. Các dạng chế biến của đậu nành thành dạng thanh hay dạng uống có thể kích hoạt cơ chế nhạy cảm của cơ thế bé. Các thực phẩm được chế biến bằng đậu nành lên men có thể được cơ thể bé chấp nhận hơn.

Trứng. Dị ứng với trứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhưng vì trứng có mặt trong hầu hết mọi loại thức ăn, từ bánh mì đến bim bim cho đến cả kem, nên việc xác định có thể rất khó khăn.

Bạc hà. Trà bạc hà thường được dùng làm phương thuốc để ngưng tiết sữa sau giai đoạn cai sữa cho bé do trong bạc hà có một số thành phần giúp giảm lượng sữa của bạn. Điều này đã được các chuyên gia thảo dược xác nhận.

Rau mùi tây. Rau mùi tây cũng là một thảo dược cùng họ với bạc hà, nên cũng có thể giảm lượng sữa của bạn khi được tiêu thụ số lượng lớn. Nếu bạn hay dùng thuốc nam, hãy kiểm tra kỹ để bảo đảm không tiêu thụ một lượng đáng kể rau mùi tây. Tuy nhiên, nếu chỉ trang trí bữa ăn bằng vài cọng mùi tây, hoặc thỉnh thoảng làm một tô rau trộn thì không sao cả.

Lá lốt. Giống bạc hà và mùi tây, lá lốt cũng có thể gây mất sữa hoặc giảm khả năng tiết sữa. Bạn nên hạn chế dùng loại rau này nếu không muốn sữa “lặn mất tăm”.

Thông tin hữu ích

may hut sua

Máy hút sữa Medela Pump – Giá: 4.300.000 VND

Máy hút sữa Medela Pump dạng rút gọn, vắt sữa nhẹ nhàng và kín đáo, máy hút đều 2 bên, có chế độ massage, hút nhanh, êm và kích sữa, rất dễ lắp đặt, sử dụng và làm sạch để bảo quản.

Đọc thêm: Máy hút sữa Medela giá bao nhiêu


Thông tin liên hệ

Shop Ebaby

Hồ Chí Minh: 428 Điện Biên Phủ – P11- Q10 – Tp.HCM

Đà Nẵng: 228/8 Nguyễn Hoàng, Đà Nẵng

Hotline: 0928.76.56.11  hoặc  0928.76.56.22

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.