Đau vùng xương chậu sau sinh là triệu chứng rất phổ biến của nhiều chị em. Chúng không chỉ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày mà còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm ở mẹ.
Đau vùng xương chậu sau sinh do đâu?
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau vùng xương chậu. Thứ nhất do các mẹ bị viêm nhiễm trong quá trinh sinh em bé, hoặc một vài chấn thương sau sinh. Vì thế cơn đau có thể khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của nó.
- Thứ hai do chấn thương trong quá trình sinh bé. Có thể trong khi mẹ chuyển dạ đau bụng, xương chậu bắt đầu mở để bé có thể lọt ra ngoài, vì thế sẽ để lại những triệu chứng nhức phần trong.
- Thông thường biểu hiện đau vùng xương chậu ở mẹ hay đau ở hông, vùng thắt lưng. Ngồi nhiều cũng càng đau vùng lưng, hoặc đau khi di chuyển. Ngoài ra, mẹ có thể đau ở vùng mông đùi, hoặc giữa chân. Tất cả các triệu chứng này đều gây khó chịu cho chị em sau khi sinh.
Phương pháp cải thiện đau vùng xương chậu sau sinh
Cải thiện đau vùng xương chậu sau sinh
Tắm bằng nước ấm: khi tắm bằng nước ấm các mạch máu được thông thoáng, gân cốt được giãn nên tình trạng đau vùng xương chậu sẽ giảm hẳn. Không chỉ thế, tắm bằng nước ấm có thể giúp mẹ sảng khoái, lấy lại được tinh thần thoải mái. Để làm cho mẹ thêm dễ chịu, có thể cho vào nước ấm vài giọt tinh dầu tràm để nước có mùi thơm hơn.
Chế độ dinh dưỡng: sau sinh mẹ rất mất sức, đau thêm vùng xương chậu làm cho mẹ rất khó chịu. Do đó, mẹ cần bổ sung thêm các dưỡng chất, vitamin, canxi giúp cải thiện các khớp tay chân, và vùng xương chậu đỡ đau hơn.
Bài viết hữu ích: |
Luyện tập thể dục lành mạnh: khi mẹ đau vùng xương chậu, mẹ hạn chế ngồi quá lâu hay nằm quá nhiều. Thi thoảng mẹ nên vận động nhẹ nhàng, tập đi bộ trong nhà để cơ thể được vận động một chút. Các khớp xương mạch máu được lưu thông, giúp cải thiện phần đau. Mẹ tuyệt đối nên tập luyện hết sức nhẹ nhàng, hoặc có thể ngồi thiền để cơ thể được thoải mái, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi trong người. Ngoài ra, mẹ có thể chườm khăn ấm lên vùng thắt lưng, đắp lá để giảm cơn đau. Nếu trường hợp đau quá nhiều, cơn đau mẹ không thể chịu được, nên đi khám bác sĩ để được chữa trị.