Hãy cẩn thận khi xin sữa mẹ cho trẻ

Sữa mẹ đặc biệt tốt và cần thiết cho trẻ trong 6 tháng đầu đời, vì nhiều lý do bị bệnh, thiếu sữa mà một số bà mẹ phải đi xin sữa, tuy nhiên hãy thật cẩn thận với việc này

Giai đoạn đầu đời, trẻ có sức đề kháng còn yếu, chưa đủ khả năng để chống lại bệnh tật hay ăn uống, nguồn dinh dưỡng chính và kháng thể chính là từ sữa mẹ.

Những vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ được hình thành từ sữa mẹ, hệ miễn dịch của trẻ phát triển từ đó những vi khuẩn có hại bị loại trừ, nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật cũng giảm đi. Vì thế mà những đứa trẻ bú mẹ thường khỏe mạnh và ít mắc bệnh hơn những đứa trẻ uống sữa ngoài.

Sữa mẹ còn có thể bảo vệ trẻ khỏi sự nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tai và một số bệnh dị ứng như hen suyễn, chàm.

xin sua me hay that can than

Đặc biệt sữa mẹ còn giúp trẻ thông minh hơn bất kỳ loại sữa nào khác. Bởi vậy mà nhiều bà mẹ dù sau khi sinh không có sữa cho con bú vẫn tìm cách để con mình được hưởng loại sữa diệu kì này. Một trong những cách đó là xin sữa hay mua sữa cho con từ những bà mẹ khác.

Hành động xin – cho sữa mẹ là một nghĩa cử rất cao đẹp và trước đây điều này được coi là “bệnh viện bạn hữu trẻ em”, vì không những cung cấp dưỡng chất cho trẻ, mà còn bảo vệ bé khỏi nhiều nguy cơ nhiễm bệnh nhờ khả năng miễn dịch từ sữa mẹ.

Trước đây việc xin sữa mẹ cho con thường gặp ở các bà mẹ ít sữa hay trẻ chẳng may mất mẹ sớm, rất phổ biến. Ngày nay, việc này ngày càng hạn chế, nhất là ở thành phố, vì trẻ có nguồn sữa công thức thay thế, cộng với tâm lý nhiều gia đình lo ngại khả năng trẻ bị lây bệnh khi bú sữa của người khác.

Thực tế đúng là sữa mẹ có thể lây truyền một số bệnh nguy hiểm như HIV, viêm gan B, bệnh do siêu vi trùng… nếu người cho bú mắc phải. Ngoài ra, các bà mẹ có bệnh ở vùng vú như áp xe vú, vú bị viêm mủ cũng không được cho trẻ bú.

Những người này cần kiêng cho con (hay trẻ khác) bú hoàn toàn, vắt sữa ở bên vú bị viêm bỏ đi, chữa khỏi hẳn bệnh thì mới được cho trẻ bú trở lại. Trẻ bú ở bên vú bị viêm nhiễm này có thể bị nhiễm khuẩn gây ỉa chảy.

Vì thế, khi xin sữa mẹ tốt nhất là của người quen biết, hay biết rõ tình trạng sức khỏe, đảm bảo người đó không nhiễm các bệnh có thể lây cho trẻ qua đường sữa mẹ

Phụ nữ đi sinh tại các bệnh viện phụ sản đều đã được thực hiện các xét nghiệm trước sinh để tầm soát các bệnh này. Người nhà khi đi xin sữa, tốt nhất cần biết rõ tình trạng sức khỏe của người cho sữa và chắc chắn họ không mắc các bệnh trên.

Chính vì thế các bà mẹ muốn xin sữa cho con cần tìm hiểu kỹ về thể trạng, sức khoẻ, đặc biệt tình trạng bệnh tật của người cho sữa.

Vì trong quá trình nhận sữa, trẻ có thể bị nhiễm nhiều bệnh truyền nhiễm như virus gây viêm gan, HIV, hóa chất độc hại từ một số ma túy, một số loại thuốc hạn chế, cấm dùng cho phụ nữ giai đoạn có sữa nuôi con.

Bảo quản sữa rất quan trọng

Các mẹ cũng nên để ý đến công đoạn bảo quản sữa mẹ để tránh tình trạng bé uống vào bị tiểu chảy. Khi vắt sữa ra các bình chứa hoặc túi để bảo quản chúng ta cần ghi rõ ngày tháng, thời gian bảo quản để khi sử dụng sữa vắt cũ trước, sữa vắt mới sau.

Vắt sữa không nên đầy quá sẽ làm bịch sữa bung ra. Mỗi bình chứa sữa chỉ nên đựng vừa phải đủ cho 1 lần ăn của trẻ để tránh lãng phí.

Khi bảo quản sữa nhiệt độ 19-20 độ C, sữa có thể dùng được trong vòng 4 giờ. Với nhiệt độ dưới 4 độ C của ngăn mát tủ lạnh, sữa có thể bảo quản được 3 ngày. Ở nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh -18 đến -20 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được 6 tháng.

Khi chúng ta đi lấy sữa từ chỗ người khác về thì cần mang theo thùng đựng bảo quản tốt để sữa lúc nào bảo quản trong trạng thái lạnh là tốt nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.